VAN ĐIỆN TỪ LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
1. VAN ĐIỆN TỪ LÀ GÌ
Van điện từ (solenoid valve) là một thiết bị cơ điện, dùng để kiểm soát dòng chảy chất khí hoặc lỏng dựa vào nguyên lí chặn đóng mở do lực tác động của cuộn dây điện từ. |
Thiết kế van điện từ khí nén có cơ chế đóng mở nhanh, độ bền cao, hoạt động ổn định, tốn ít năng lượng, thiết kế nhỏ gọn, cấu tạo lại vô cùng đơn giản. Nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết của chúng là mở, đóng, trộn, phân chia dầu thủy lực từ bơm thủy lực hoặc khí nén của máy nén khí. Chính vì vậy, đây là thiết bị thiết bị thừa hành được ứng dụng rất nhiều trong các thiết kế liên quan đến những hệ thống khí nén, gas lạnh, đặc biệt ứng dụng nhiều nhất trong các hệ thống nước.
2. CẤU TẠO VAN ĐIỆN TỪ
Van điện từ là thiết bị hoạt động điện cơ, được vận hành và điều chỉnh bởi dòng điện thông qua tác dụng lực của điện từ. Van khí nén có khá nhiều loại, chính vì vậy tùy theo tùy theo yêu cầu kĩ thuật của mỗi van như tính chất, nhiệt độ của chất lỏng hoặc khí…Mà cấu tạo van điện từ cũng khác nhau.
Thường có 2 loại van là van điện từ 2 cửa và 3 cửa. Nếu là van 2 cửa, cửa vào - cửa ra và sẽ thay phiên nhau đóng - mở (cửa vào mở thì cửa ra sẽ đóng và ngược lại). Nếu van 3 cửa, 2 cửa ra sẽ thay phiên nhau đóng mở giúp cho van hoạt động. Ở các hệ thống thiết kế máy phức tạp người ta thường sử dụng nhiều van điện từ ghép lại với nhau theo nguyên tắc thích hợp nhất định.
Bản vẽ kĩ thuật van điện
từ
*Chú thích:
1. Thân van: Làm bằng đồng hoặc inox, nhựa…
2. Môi chất: khí (khí nén, gas, v.v) hay chất lỏng (nước, dầu).
3. Ống rỗng (lưu chất chưa qua).
4. Vỏ ngoài cuộn hít (để bảo vệ cuộn điện).
5. Cuộn từ (Cuộn dây từ).
6. Dây điện được nối kết với nguồn điện bên ngoài
7. Trục van làm kín bình thường lò xo ở số 8 sẽ tác động ép kín, làm cho van ở trạng thái đóng).
8. Lò xo
9. Khe hở để lưu chất đi qua.
1. Thân van: Làm bằng đồng hoặc inox, nhựa…
2. Môi chất: khí (khí nén, gas, v.v) hay chất lỏng (nước, dầu).
3. Ống rỗng (lưu chất chưa qua).
4. Vỏ ngoài cuộn hít (để bảo vệ cuộn điện).
5. Cuộn từ (Cuộn dây từ).
6. Dây điện được nối kết với nguồn điện bên ngoài
7. Trục van làm kín bình thường lò xo ở số 8 sẽ tác động ép kín, làm cho van ở trạng thái đóng).
8. Lò xo
9. Khe hở để lưu chất đi qua.
3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VAN ĐIỆN TỪ
Có 1 cuộn điện, trong đó có 1 lõi săt và 1 lò so nén vào lõi sắt, trong khi đó, lõi sắt lại tỳ lên đầu 1 giăng bằng cao su. Bình thường nếu không có điện thì lò so ép vào lõi sắt, van sẽ ở trạng thái đóng.Nếu chúng ta tiếp điện, tức là cho dòng điện chạy qua, cuộn dây sinh từ trường sẽ tác động làm hút lõi sắt ra, từ trường này có lực đủ mạnh để thắng được lò so, lúc này van mở ra.
Hầu hết các loại van điện từ thường đóng (van điện từ phổ biến nhất) được hoạt động dựa vào nguyên lí này. Nguyên lí hoạt động của các van điện từ thường mở cũng hoạt động trên nguyên lí tương tự như thế.
4. PHÂN LOẠI VAN ĐIỆN TỪ:
Van điện từ (solenoid valve) có rất nhiều loại:
- Thiết kế cho khí nén, dùng cho nước, gas, hơi nước ...
- Thiết kế 2 ngả, 3 ngả, 5 ngả...
- Van thường mở (NO): không có điện thì van mở, có điện van sẽ đóng.
- Van thường đóng (NC): không có điện thì van đóng, khi có điện thì van mở
- Các loại van thiết kế theo điện áp: 24VDC, 110VAC, 220VAC...
- Thiết kế cho khí nén, dùng cho nước, gas, hơi nước ...
- Thiết kế 2 ngả, 3 ngả, 5 ngả...
- Van thường mở (NO): không có điện thì van mở, có điện van sẽ đóng.
- Van thường đóng (NC): không có điện thì van đóng, khi có điện thì van mở
- Các loại van thiết kế theo điện áp: 24VDC, 110VAC, 220VAC...
a.
Phân loại theo chức
năng: (có 2 loại van điện từ)
+ Van
điện từ thường mở (no)
Là van điện từ mà ở trạng thái lúc chưa có điện thì van luôn
luôn mở, khi cần đóng lại thì chúng ta cấp điện cho van, khi đó van sẽ sinh ra
từ trường đẩy trục làm kín đang ở xa vị trí làm kín di chuyển đến vị trí làm
kín khiến van đóng lại.
+ Van điện từ thường đóng (nc)
Là van điện từ mà khi chưa cấp điện thì van sẽ luôn luôn ở trạng thái đóng, khi được cấp điện van sẽ mở. Lúc này van sẽ sinh ra lực từ trường từ cuộn hút (cuộn điện) làm cho mở, để duy trì mở thì chúng ta cũng phải duy trì nguồn điện cấp vào. Khi chúng ta muốn đóng van thì ngưng cấp điện, van sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu của van (trạng thái đóng).
Là van điện từ mà khi chưa cấp điện thì van sẽ luôn luôn ở trạng thái đóng, khi được cấp điện van sẽ mở. Lúc này van sẽ sinh ra lực từ trường từ cuộn hút (cuộn điện) làm cho mở, để duy trì mở thì chúng ta cũng phải duy trì nguồn điện cấp vào. Khi chúng ta muốn đóng van thì ngưng cấp điện, van sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu của van (trạng thái đóng).
b. Phân loại theo vật liệu chế tạo
+ Van điện từ chất liệu inox
Là loại van điện từ chế tạo bằng inox, thường sử dụng cho môi
trường có tính đặc trưng cao như: nước có hóa chất, nước thải công nghiệp, v.v.
+ Van điện từ chất liệu đồng
Là van điện từ chế tạo bằng đồng, đây có lẽ là loại van thông
dụng và được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Được thiết kế nhiều
loại và nhiều mẫu mã vô cùng phong phú. Sản phẩm có thể dùng cho nhiều môi trường
khác nhau như: nước, hơi, khí nén.
+ Van điện từ nhựa
Là van điện từ chế tạo bằng nhựa, thiết kế này thường được sử
dụng cho những thiết bị có môi trường bên ngoài không khí, nước thải, hoặc nước
có chứa hóa chất, chịu ăn mòn cao…
c. Phân loại theo điện áp
Phân theo điện áp mà van sử dụng, sẽ có 3 loại van điện từ sử
dụng các điện áp khác nhau là 220V, 24V, 110V.
+ Điện áp 220V: Đây là loại van được sử dụng nhiều nhất ở nước ta. Bởi phù hợp với nguồn điện dân dụng 220V tại Việt nam.
+ Điện áp 110V: Loại van điền từ này rất ít được sử dụng, sản phẩm này trên thị trường cũng không có nhiều.
+ Điện áp 24 V: Đây loại van điện từ hiếm khi được sử dụng, nhưng điều đặc biệt là loại van này này lại vô cùng an toàn cho người vận hành thiết bị khi gặp sự cố.
+ Điện áp 220V: Đây là loại van được sử dụng nhiều nhất ở nước ta. Bởi phù hợp với nguồn điện dân dụng 220V tại Việt nam.
+ Điện áp 110V: Loại van điền từ này rất ít được sử dụng, sản phẩm này trên thị trường cũng không có nhiều.
+ Điện áp 24 V: Đây loại van điện từ hiếm khi được sử dụng, nhưng điều đặc biệt là loại van này này lại vô cùng an toàn cho người vận hành thiết bị khi gặp sự cố.
d. Phân loại theo
kiểu lắp ráp:
Nếu phân loại theo kiểu lắp ráp, ta sẽ có 2 loại sau:
+ Kiểu lắp bích: Loại này có ít người dùng, thường dùng cho các size lớn từ DN50 đến DN150 trở lên. Nếu cần kích thước lớn hơn, thì thường người ta sẽ dùng van bướm điều khiển điện.
+ Kiểu lắp ren rắc co: Đây là loại van phổ biến, thường được sử dụng cho các size nhỏ và vừa: từ DN10 ( D13mm) đến DN50 (D60mm)
+ Kiểu lắp bích: Loại này có ít người dùng, thường dùng cho các size lớn từ DN50 đến DN150 trở lên. Nếu cần kích thước lớn hơn, thì thường người ta sẽ dùng van bướm điều khiển điện.
+ Kiểu lắp ren rắc co: Đây là loại van phổ biến, thường được sử dụng cho các size nhỏ và vừa: từ DN10 ( D13mm) đến DN50 (D60mm)
5. ỨNG DỤNG CỦA VAN ĐIỆN TỪ:
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tự động
hóa, với những ưu điểm vốn có van điện từ càng được sử dụng rộng rãi hơn trong
dân dụng và công nghiệp.
Van điện từ khí nén được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng... được sử dụng rộng rãi nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến chất lỏng, khí nén nên còn được gọi với cái tên van điện từ khí nén. Nhiệm vụ của chúng là đóng, mở, phân chia, trộn lẫn khí nén từ máy nén khí hoặc từ dầu thủy lực từ bơm thủy lực...
Van điện từ khí nén được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng... được sử dụng rộng rãi nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến chất lỏng, khí nén nên còn được gọi với cái tên van điện từ khí nén. Nhiệm vụ của chúng là đóng, mở, phân chia, trộn lẫn khí nén từ máy nén khí hoặc từ dầu thủy lực từ bơm thủy lực...
6. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC
LOẠI VAN ĐIỆN TỪ
- Ưu
điểm:
+ Van hoạt động chính xác, có độ bền cơ học khá cao và có khả năng chống ăn mòn tốt và đặc biệt là an toàn cho người sử dụng.
+ Giá thành tương đối rẻ
+ Được ứng dụng rộng rãi
+ Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, sữa chữa, thay đổi.
+ Vật liệu đa dạng: đồng, inox, nhựa do đó phù hợp với nhiều môi trường khác nhau.
+ Đa dạng điện áp: 220V, 24V, 12V, 110V
+ Hàng có sẵn rất nhiều, dễ tìm kiếm trên thị trường.
- Nhược
điểm:
- Lưu chất đi qua van bị ảnh hưởng lưu lượng, nên lưu lượng trước van lúc nào cũng lớn hơn lưu lượng sau van.
- Cần phải vệ sinh loại bỏ cặn bẩn và một số mảng bám trên van một cách thường xuyên, nên biết khả năng làm việc cũng như mức nhiệt độ phù hợp để sử dụng van cho hiệu quả.
- Van không duy thì thời gian cấp điện lâu được vì từ trường
sinh ra sẽ làm nóng điện dễ bị chập cháy.
- Có quá nhiều hãng sản xuất van điện từ khiến người
dùng thường nhầm lẫn và khó chọn lựa.
7. BẢNG GIÁ CÁC LOẠI VAN
ĐIỆN TỪ
Bảng giá tham khảo tại website sau:
http://khinentienphat.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét