BIẾN TẦN LÀ GÌ?
“Biến
tần” ý nghĩ tới đầu tiên
Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt
lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ
một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần thường sử dụng
các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để làm sinh
ra từ trường xoay làm quay rô-to (rotor).
Sơ
đồ mạch bên trong của một biến tần
Theo PGS.TS Lê
Tòng - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực truyền động Việt Nam đánh giá thì bộ
biến tần bán dẫn có tỷ lệ tăng trưởng rất nhanh ở Việt Nam trong những năm gần
đây, hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng.
Tiện
ích sử dụng của biến tần
Điểm đặc biệt nhất của hệ truyền động biến tần - động
cơ là bạn có thể điều chỉnh vô cấp tốc độ động cơ. Tức là thông qua việc điều
chỉnh tần số bạn có thể điều chỉnh tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn trong một
dải rộng.
Sử dụng bộ biến tần bán dẫn, cũng có nghĩa là bạn mặc
nhiên được hưởng rất nhiều các tính năng thông minh, linh hoạt như là tự động
nhận dạng động cơ; tính năng điều khiển thông qua mạng; có thể thiết lập được
16 cấp tốc độ; khống chế dòng khởi động động cơ giúp quá trình khởi động êm ái
(mềm) nâng cao độ bền kết cấu cơ khí; giảm thiểu chi phí lắp đặt, bảo trì; tiết
kiệm không gian lắp đặt; các chế độ tiết kiệm năng lượng,…
Bạn sẽ không còn những nỗi lo về việc không làm chủ,
khống chế được năng lượng quá trình truyền động bởi vì từ nay bạn có thể kiểm
soát được nó thông qua các chế độ bảo vệ quá tải, quá nhiệt, quá dòng, quá áp,
thấp áp, lỗi mất pha, lệch pha,… của biến tần.
Phạm
vi sử dụng
Các bộ biến tần bán dẫn dùng để khởi động và điều chỉnh
tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha. Có nhiều kích cỡ công suất khác nhau phù
hợp với từng loại công suất động cơ.
Một
số điều lưu ý khi sử dụng biến tần
+ Tùy theo ứng dụng mà bạn lựa chọn bộ biến tần cho
phù hợp, theo cách đó bạn sẽ chỉ phải trả một chi phí thấp mà lại đảm bảo độ
tin cậy làm việc.
+ Bên trong bộ biến tần là các linh kiện điện tử bán
dẫn nên rất nhậy cảm với điều kiện môi trường, mà Việt Nam có khí hậu nóng ẩm
nên khi lựa chọn bạn phải chắc chắn rằng bộ biến tần của mình đã được nhiệt đới
hoá, phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam.
+ Bạn phải đảm bảo điều kiện môi trường lắp đặt như
nhiệt độ, độ ẩm, vị trí.
Các bộ biến tần không thể làm việc ở ngoài trời,
chúng cần được lắp đặt trong tủ có không gian rộng, thông gió tốt (tủ phải có
quạt thông gió), vị trí đặt tủ là nơi khô ráo trong phòng có nhiệt độ nhỏ hơn
500oC, không có chất ăn mòn, khí gas, bụi bẩn.
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nếu không hiểu hoặc
không chắc chắn thì không tự ý mắc nối hoặc thay đổi các tham số thiết đặt.
+ Nhờ các chuyên gia kỹ thuật của hãng cung cấp biến
tần cho bạn hướng dẫn lắp đặt, cài đặt để có được chế độ vận hành tối ưu cho ứng
dụng của bạn.
+ Khi biến tần báo lỗi hãy tra cứu mã lỗi trong tài
liệu và tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi, chỉ khi nào khắc phục được lỗi mới khởi động
lại.
+ Mỗi bộ biến tần đều có một cuốn tài liệu tra cứu
nhanh, bạn nên ghi chép chi tiết các thông số đã thay đổi và các lỗi mà bạn
quan sát được vào cuốn tài liệu này, đây là các thông tin rất quan trọng cho
các chuyên gia khi khắc phục sự cố cho bạn.
Cuối cùng, ngày nay bộ biến tần không còn là một thứ
xa xỉ tốn kém chỉ dành cho những người có tiền, những tiện ích mà bộ biến tần
mang lại cho bạn nhiều hơn rất nhiều so với chi phí bạn phải trả, nên bạn đừng
ngần ngại đầu tư mua biến tần cho các hệ truyền động của bạn có thể ứng dụng được
biến tần. Đó là một sự đầu tư đúng đắn, một chiến lược đầu tư tổng thể và dài hạn.
(Nguồn : diễn đàn spkt, webdien.com)
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết – Thiết bị điện hạ thế Khang Huân
Trả lờiXóaBiếnn tần Schneider | Biến tần Mitsubishi | Giá biến tần Schneider | Biến tần Hitachi | Khởi động mềm | Biến tần Rexroth