Thế giới điện

Chuyên cung cấp các sản phẩm công nghiệp uy tín, chất lượng cho quý khách hàng được nhập khâu từ những thương hiệu nổi tiếng như Mitsubishi, Siemens, Rockwell, Panasonic, Panasonic, Omron, Schneider...

Thế giới điện

Chuyên cung cấp các sản phẩm công nghiệp uy tín, chất lượng cho quý khách hàng được nhập khâu từ những thương hiệu nổi tiếng như Mitsubishi, Siemens, Rockwell, Panasonic, Panasonic, Omron, Schneider...

Thế giới điện

Chuyên cung cấp các sản phẩm công nghiệp uy tín, chất lượng cho quý khách hàng được nhập khâu từ những thương hiệu nổi tiếng như Mitsubishi, Siemens, Rockwell, Panasonic, Panasonic, Omron, Schneider...

Thế giới điện

Chuyên cung cấp các sản phẩm công nghiệp uy tín, chất lượng cho quý khách hàng được nhập khâu từ những thương hiệu nổi tiếng như Mitsubishi, Siemens, Rockwell, Panasonic, Panasonic, Omron, Schneider...

Thế giới điện

Chuyên cung cấp các sản phẩm công nghiệp uy tín, chất lượng cho quý khách hàng được nhập khâu từ những thương hiệu nổi tiếng như Mitsubishi, Siemens, Rockwell, Panasonic, Panasonic, Omron, Schneider...

VAN ĐIỆN TỪ LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

VAN ĐIỆN TỪ LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

1. VAN ĐIỆN TỪ LÀ GÌ

      Van điện từ (solenoid valve) là một thiết bị cơ điện, dùng để kiểm soát dòng chảy chất khí hoặc lỏng dựa vào nguyên lí chặn đóng mở do lực tác động của cuộn dây điện từ. 




        Thiết kế 
van điện từ khí nén có cơ chế đóng mở nhanh, độ bền cao, hoạt động ổn định, tốn ít năng lượng, thiết kế nhỏ gọn, cấu tạo lại vô cùng đơn giản. Nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết của chúng là mở, đóng, trộn, phân chia dầu thủy lực từ bơm thủy lực hoặc khí nén của máy nén khí. Chính vì vậy, đây là thiết bị thiết bị thừa hành được ứng dụng rất nhiều trong các thiết kế liên quan đến những hệ thống khí nén, gas lạnh, đặc biệt ứng dụng nhiều nhất trong các hệ thống nước.
2. CẤU TẠO VAN ĐIỆN TỪ

       Van điện từ là thiết bị hoạt động điện cơ, được vận hành và điều chỉnh bởi dòng điện thông qua tác dụng lực của điện từ. Van khí nén có khá nhiều loại, chính vì vậy tùy theo tùy theo yêu cầu kĩ thuật của mỗi van như tính chất, nhiệt độ của chất lỏng hoặc khí…Mà cấu tạo van điện từ cũng khác nhau.
       Thường có 2 loại van là van điện từ 2 cửa và 3 cửa. Nếu là van 2 cửa, cửa vào - cửa ra và sẽ thay phiên nhau đóng - mở (cửa vào mở thì cửa ra sẽ đóng và ngược lại). Nếu van 3 cửa, 2 cửa ra sẽ thay phiên nhau đóng mở giúp cho van hoạt động. Ở các hệ thống thiết kế máy phức tạp người ta thường sử dụng nhiều van điện từ ghép lại với nhau theo nguyên tắc thích hợp nhất định.



Bản vẽ kĩ thuật van điện từ
*Chú thích:
1. Thân van: Làm bằng đồng hoặc inox, nhựa…
2. Môi chất: khí (khí nén, gas, v.v) hay chất lỏng (nước, dầu).
3. Ống rỗng (lưu chất chưa qua).
4. Vỏ ngoài cuộn hít (để bảo vệ cuộn điện).
5. Cuộn từ (Cuộn dây từ).
6. Dây điện được nối kết với nguồn điện bên ngoài
7. Trục van làm kín bình thường lò xo ở số 8 sẽ tác động ép kín, làm cho van ở trạng thái đóng).
8. Lò xo
9. Khe hở để lưu chất đi qua.

3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VAN ĐIỆN TỪ   

       Có 1 cuộn điện, trong đó có 1 lõi săt và 1 lò so nén vào lõi sắt, trong khi đó, lõi sắt lại tỳ lên đầu 1 giăng bằng cao su. Bình thường nếu không có điện thì lò so ép vào lõi sắt, van sẽ ở trạng thái đóng.

     Nếu chúng ta tiếp điện, tức là cho dòng điện chạy qua, cuộn dây sinh từ trường sẽ tác động làm hút lõi sắt ra, từ trường này có lực đủ mạnh để thắng được lò so, lúc này van mở ra.


     Hầu hết các loại van điện từ thường đóng (van điện từ phổ biến nhất) được hoạt động dựa vào nguyên lí này. Nguyên lí hoạt động của các van điện từ thường mở cũng hoạt động trên nguyên lí tương tự như thế. 




4. PHÂN LOẠI VAN ĐIỆN TỪ:
Van điện từ (solenoid valve) có rất nhiều loại:
-  Thiết kế cho khí nén, dùng cho nước, gas, hơi nước ...
-  Thiết kế 2 ngả, 3 ngả, 5 ngả...
-  Van thường mở (NO): không có điện thì van mở, có điện van sẽ đóng.
-  Van thường đóng (NC): không có điện thì van đóng, khi có điện thì van mở
-  Các loại van thiết kế theo điện áp: 24VDC, 110VAC, 220VAC...
 

a.   Phân loại theo chức năng: (có 2 loại van điện từ)


+  Van điện từ thường mở (no)

Là van điện từ mà ở trạng thái lúc chưa có điện thì van luôn luôn mở, khi cần đóng lại thì chúng ta cấp điện cho van, khi đó van sẽ sinh ra từ trường đẩy trục làm kín đang ở xa vị trí làm kín di chuyển đến vị trí làm kín khiến van đóng lại.
 
          
     +  Van điện từ thường đóng (nc)
     Là van điện từ mà khi chưa cấp điện thì van sẽ luôn luôn ở trạng thái đóng, khi được cấp điện van sẽ mở. Lúc này van sẽ sinh ra lực từ trường từ cuộn hút (cuộn điện) làm cho mở, để duy trì mở thì chúng ta cũng phải duy trì nguồn điện cấp vào. Khi chúng ta muốn đóng van thì ngưng cấp điện, van sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu của van (trạng thái đóng).
 

b. Phân loại theo vật liệu chế tạo

+ Van điện từ chất liệu inox

Là loại van điện từ chế tạo bằng inox, thường sử dụng cho môi trường có tính đặc trưng cao như: nước có hóa chất, nước thải công nghiệp, v.v.

+  Van điện từ chất liệu đồng

Là van điện từ chế tạo bằng đồng, đây có lẽ là loại van thông dụng và được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Được thiết kế nhiều loại và nhiều mẫu mã vô cùng phong phú. Sản phẩm có thể dùng cho nhiều môi trường khác nhau như: nước, hơi, khí nén.

+  Van điện từ nhựa

Là van điện từ chế tạo bằng nhựa, thiết kế này thường được sử dụng cho những thiết bị có môi trường bên ngoài không khí, nước thải, hoặc nước có chứa hóa chất, chịu ăn mòn cao…

c. Phân loại theo điện áp

Phân theo điện áp mà van sử dụng, sẽ có 3 loại van điện từ sử dụng các điện áp khác nhau là 220V, 24V, 110V.
+  Điện áp 220V: Đây là loại van được sử dụng nhiều nhất ở nước ta. Bởi phù hợp với nguồn điện dân dụng 220V tại Việt nam.
+  Điện áp 110V: Loại van điền từ này rất ít được sử dụng, sản phẩm này trên thị trường cũng không có nhiều.
+  Điện áp 24 V: Đây loại van điện từ hiếm khi được sử dụng, nhưng điều đặc biệt là loại van này này lại vô cùng an toàn cho người vận hành thiết bị khi gặp sự cố. 

d. Phân loại theo kiểu lắp ráp:

Nếu phân loại theo kiểu lắp ráp, ta sẽ có 2 loại sau:
+  Kiểu lắp bích: Loại này có ít người dùng, thường dùng cho các size lớn từ DN50 đến DN150 trở lên. Nếu cần kích thước lớn hơn, thì thường người ta sẽ dùng van bướm điều khiển điện.
+  Kiểu lắp ren ­ rắc co: Đây là loại van phổ biến, thường được sử dụng cho các size nhỏ và vừa: từ DN10 ( D13mm) đến DN50 (D60mm)
5. ỨNG DỤNG CỦA VAN ĐIỆN TỪ:
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tự động hóa, với những ưu điểm vốn có van điện từ càng được sử dụng rộng rãi hơn trong dân dụng và công nghiệp. 
Van đin t khí nén được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng... được sử dụng rộng rãi nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến chất lỏng, khí nén nên còn được gọi với cái tên van điện từ khí nén. Nhiệm vụ của chúng là đóng, mở, phân chia, trộn lẫn khí nén từ máy nén khí hoặc từ dầu thủy lực từ bơm thủy lực...
 


6. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI VAN ĐIỆN TỪ
  • Ưu điểm:
 Ưu  điểm cũng là vấn đề quan trọng nhất là loại van này có thời gian đóng mở rất nhanh gần như cùng một lúc với đóng ngắt dòng điện.
+  Van hoạt động chính xác, có độ bền cơ học khá cao và có khả năng chống ăn mòn tốt và đặc biệt là an toàn cho người sử dụng.
+  Giá thành tương đối rẻ
+  Được ứng dụng rộng rãi
+  Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, sữa chữa, thay đổi.
+  Vật liệu đa dạng: đồng, inox, nhựa do đó phù hợp với nhiều môi trường khác nhau.
+ Đa dạng điện áp: 220V, 24V, 12V, 110V
+  Hàng có sẵn rất nhiều, dễ tìm kiếm trên thị trường.

  • Nhược điểm:
-   Độ bền không quá cao so với dòng van điều khiển bằng mô tơ hay động cơ điện.
-   Lưu chất đi qua van bị ảnh hưởng lưu lượng, nên lưu lượng trước van lúc nào cũng lớn hơn lưu lượng sau van.
-   Cần phải vệ sinh loại bỏ cặn bẩn và một số mảng bám trên van một cách thường xuyên, nên biết khả năng làm việc cũng như mức nhiệt độ phù hợp để sử dụng van cho hiệu quả. 
-  Van không duy thì thời gian cấp điện lâu được vì từ trường sinh ra sẽ làm nóng điện dễ bị chập cháy.
 -  Có quá nhiều hãng sản xuất van điện từ khiến người dùng thường nhầm lẫn và khó chọn lựa.
7. BẢNG GIÁ CÁC LOẠI VAN ĐIỆN TỪ
Bảng giá tham khảo tại website sau:
http://khinentienphat.com/

BIẾN TẦN LÀ GÌ?

BIẾN TẦN LÀ GÌ?



“Biến tần” ý nghĩ tới đầu tiên

Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần thường sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay rô-to (rotor).



Sơ đồ mạch bên trong của một biến tần



 Theo PGS.TS Lê Tòng - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực truyền động Việt Nam đánh giá thì bộ biến tần bán dẫn có tỷ lệ tăng trưởng rất nhanh ở Việt Nam trong những năm gần đây, hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng.

Tiện ích sử dụng của biến tần
Điểm đặc biệt nhất của hệ truyền động biến tần - động cơ là bạn có thể điều chỉnh vô cấp tốc độ động cơ. Tức là thông qua việc điều chỉnh tần số bạn có thể điều chỉnh tốc độ động cơ thay đổi theo ý muốn trong một dải rộng.

Sử dụng bộ biến tần bán dẫn, cũng có nghĩa là bạn mặc nhiên được hưởng rất nhiều các tính năng thông minh, linh hoạt như là tự động nhận dạng động cơ; tính năng điều khiển thông qua mạng; có thể thiết lập được 16 cấp tốc độ; khống chế dòng khởi động động cơ giúp quá trình khởi động êm ái (mềm) nâng cao độ bền kết cấu cơ khí; giảm thiểu chi phí lắp đặt, bảo trì; tiết kiệm không gian lắp đặt; các chế độ tiết kiệm năng lượng,…
Bạn sẽ không còn những nỗi lo về việc không làm chủ, khống chế được năng lượng quá trình truyền động bởi vì từ nay bạn có thể kiểm soát được nó thông qua các chế độ bảo vệ quá tải, quá nhiệt, quá dòng, quá áp, thấp áp, lỗi mất pha, lệch pha,… của biến tần.
Phạm vi sử dụng
Các bộ biến tần bán dẫn dùng để khởi động và điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều 3 pha. Có nhiều kích cỡ công suất khác nhau phù hợp với từng loại công suất động cơ.
Một số điều lưu ý khi sử dụng biến tần
+ Tùy theo ứng dụng mà bạn lựa chọn bộ biến tần cho phù hợp, theo cách đó bạn sẽ chỉ phải trả một chi phí thấp mà lại đảm bảo độ tin cậy làm việc.
+ Bên trong bộ biến tần là các linh kiện điện tử bán dẫn nên rất nhậy cảm với điều kiện môi trường, mà Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên khi lựa chọn bạn phải chắc chắn rằng bộ biến tần của mình đã được nhiệt đới hoá, phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam.
+ Bạn phải đảm bảo điều kiện môi trường lắp đặt như nhiệt độ, độ ẩm, vị trí.
Các bộ biến tần không thể làm việc ở ngoài trời, chúng cần được lắp đặt trong tủ có không gian rộng, thông gió tốt (tủ phải có quạt thông gió), vị trí đặt tủ là nơi khô ráo trong phòng có nhiệt độ nhỏ hơn 500oC, không có chất ăn mòn, khí gas, bụi bẩn.
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nếu không hiểu hoặc không chắc chắn thì không tự ý mắc nối hoặc thay đổi các tham số thiết đặt.
+ Nhờ các chuyên gia kỹ thuật của hãng cung cấp biến tần cho bạn hướng dẫn lắp đặt, cài đặt để có được chế độ vận hành tối ưu cho ứng dụng của bạn.
+ Khi biến tần báo lỗi hãy tra cứu mã lỗi trong tài liệu và tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi, chỉ khi nào khắc phục được lỗi mới khởi động lại.
+ Mỗi bộ biến tần đều có một cuốn tài liệu tra cứu nhanh, bạn nên ghi chép chi tiết các thông số đã thay đổi và các lỗi mà bạn quan sát được vào cuốn tài liệu này, đây là các thông tin rất quan trọng cho các chuyên gia khi khắc phục sự cố cho bạn.
Cuối cùng, ngày nay bộ biến tần không còn là một thứ xa xỉ tốn kém chỉ dành cho những người có tiền, những tiện ích mà bộ biến tần mang lại cho bạn nhiều hơn rất nhiều so với chi phí bạn phải trả, nên bạn đừng ngần ngại đầu tư mua biến tần cho các hệ truyền động của bạn có thể ứng dụng được biến tần. Đó là một sự đầu tư đúng đắn, một chiến lược đầu tư tổng thể và dài hạn.




(Nguồn : diễn đàn spkt, webdien.com)

PLC LÀ GÌ? ĐỊNH NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG PLC

PLC LÀ GÌ? ĐỊNH NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG PLC

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhJ-r5BBk7d-Q28l5F4_RGkh0oNH3ERrkRLSUmactjbxhyphenhyphenDFjxBjSoxO4FB3R2bdKOPrbRCixUO3qFiSN6On1mGzcU0KuguuAjwncw0PxMg8f1EXyoirMA8qBnFba6soSad6l9mIYCXN4Q/s1600/CP1H-CPU400x400.jpghttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/25/BMA_Automation_Allen_Bradley_PLC_3.JPG

1) Định nghĩa PLC:
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller , là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các giải pháp điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm.

Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị điều khiển bên ngoài được gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do “người sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.

Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối ( bộ điều khiển bằng rờ-le, relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau :
+ Lập trình dể dàng , ngôn ngữ lập trình dể học .
+ Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản , sửa chữa.
+ Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp .
+ Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp .
+ Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như : máy tính , nối mạng , các môi Modul mở rộng.
+ Giá cả cá thể cạnh tranh được.

Hình ảnh có bộ điều khiển cũ, sử dụng dây nối, rờ-le (relay), bộ định thời (timer)…riêng bên ngoài để thực hiện giải thuật điều khiển:
http://www.ibm.com/developerworks/power/library/pa-hrrg1/figure-01-harry-porter-comp.jpg

Hệ thống điều khiển được thay thế bằng PLC, gọn nhẹ hơn, có thể lập trình lại được:
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg6GzwwB67IR0BPfFWPG30DBT6jAb3qs8LNjSDOmTDlcJl60zg4Nk0fUrtoVBKF3x86xL1c5Kl6i4uJdw_CEeGNTx3emyxDtuZIrD1rBZT_MV_057AzKLbFtOxHtdIdoYCYnLwxrqapNio/s1600/PLC+Box.JPG


Các thiết kế đầu tiên là nhằm thay thế cho các phần cứng rờ-le dây nối và các logic thời gian .Tuy nhiên, bên cạnh đó việc đòi hỏi tăng cường dung lượng nhớ và tính dể dàng cho PLC mà vẫn bảo đảm tốc độ xử lý cũng như giá cả … Chính điều này đã gây ra sự quan tâm sâu sắc đến việc sử dụng PLC trong công nghiệp . Các tập lệnh nhanh chóng đi từ các lệnh logic đơn giản đến các lệnh đếm , định thời , thanh ghi dịch … sau đó là các chức năng làm toán trên các máy lớùn … Sự phát triển các máy tính dẫn đến các bộ PLC có dung lượng lớn , số lượng I / O nhiều hơn.

Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bởi một chương trình. Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện việc điều khiển dựa vào chương trình này. Như vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức năng của qui trình công nghệ, ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của PLC . Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dể dàng mà không cần một sự can thiệp vật lý nào so với các bộ dây nối hay rờ-le.
2) Cấu trúc bên trong của một PLC. 
Tất cả các PLC đều có thành phần chính là : Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong ( có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM ). Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC . Các Modul vào /ra.
Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung . Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay , RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẳn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC . Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hổ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình . Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS458, …
3) Nguyên lý hoạt động của PLC 
CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình , sẽ đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.
4) Các dòng PLC thông dụng ở Việt Nam: OMRON (Nhật Bản), Siemens (CHLB Đức), Delta (Đài Loan), Mitsubishi (Nhật Bản), Keyence (Nhật Bản)…

(Nguồn: webdien.com)

CẢM BIẾN QUANG


CẢM BIẾN QUANG LÀ GÌ?

Cảm biến Quang điện (Photoelectric Sensor, PES) nói một cách nôm na, thực chất chúng là do các linh kiện quang điện tạo thành. Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến quang, chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot (Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào.

Hiện nay, có các loại cảm biến quang như:
-Cảm biến quang thu phát.
-Cảm biến quang phản xạ gương.
-Cảm biến quang khuếch tán.
Công dụng và vai trò của cảm biến quang
Công dụng chủ yếu của cảm biến quang là dùng để phát hiện nhiều dạng vật thể khác nhau, từ việc phát hiện một chai nhựa trên băng chuyền hoặc kiểm tra xem tay robot đã gắp linh kiện ô tô để lắp đặt hay chưa.
Cảm biến quang đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp tự động hóa. Nếu không có cảm biến quang thì khó mà có được tự động hóa , giống như làm việc mà không nhìn được vậy.

Cảm biến quang có ưu việt gì so với các loại cảm biến khác (như cảm biến tiệm cận hay cảm biến tiếp xúc)?
ĐIỂM MẠNH CỦA CẢM BIẾN QUANG:
Cấu trúc thiết kế
Cấu trúc của cảm biến quang khá đơn giản, bao gồm 3 thành phần chính:
1. Bộ Phát sáng
Ngày nay cảm biến quang thường sử dụng đèn bán dẫn LED (Light Emitting Diode). Ánh sáng được phát ra theo xung. Nhịp điệu xung đặc biệt giúp cảm biến phân biệt được ánh sáng của cảm biến và ánh sáng từ các nguồn khác (như ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng trong phòng). Các loại LED thông dụng nhất là LED đỏ, LED hồng ngoại hoặc LED lazer. Một số dòng cảm biến đặc biệt dùng LED trắng hoặc xanh lá. Ngoài ra cũng có LED vàng.
2. Bộ Thu sáng
Thông thường bộ thu sáng là một phototransistor (tranzito quang). Bộ phận này cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ. Hiện nay nhiều loại cảm biến quang sử dụng mạch ứng dụng tích hợp chuyên dụng ASIC ( Application Specific Integrated Circuit). Mạch này tích hợp tất cả bộ phận quang, khuếch đại, mạch xử lý và chức năng vào một vi mạch (IC). Bộ phận thu có thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát (như trường hợp của loại thu-phát), hoặc ánh sáng phản xạ lại từ vật bị phát hiện (trường hợp phản xạ khuếch tán).
3. Mạch xử lý tín hiệu ra
Mạch đầu ra chuyển tín hiệu tỉ lệ (analogue) từ tranzito quang thành tín hiệu ON / OFF được khuếch đại. Khi lượng ánh sáng thu được vượt quá mức ngưỡng được xác định, tín hiệu ra của cảm biến được kích hoạt. Mặc dù một số loại cảm biến thế hệ trước tích hợp mạch nguồn và dùng tín hiệu ra là tiếp điểm rơ-le (relay) vẫn khá phổ biến, ngày nay các loại cảm biến chủ yếu dùng tín hiệu ra bán dẫn (PNP/NPN). Một số cảm biến quang còn có cả tín hiệu tỉ lệ ra phục vụ cho các ứng dụng đo đếm.

Điều chỉnh độ nhạy
Các loại cảm biên quang tiêu chuẩn thường có 2 khả năng chỉnh độ nhạy:
1. Chỉnh ngưỡng
Người sử dụng có thể điều chỉnh mức ngưỡng, là mức ánh sáng đủ để kích hoạt đầu ra. Khi ánh sáng thu được bằng hoặc lớn hơn ngưỡng, sẽ có tín hiệu xuất ra. Trong thực tế, thay đổi ngưỡng sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm khoảng cách phát hiện. Việc chỉnh ngưỡng cũng có thể giúp cảm biến nhạy hơn, phát hiện được vật nhỏ hơn hoặc các vật trong mờ. Một vài nhãn hiệu cảm biến quang có một biến trở vặn vít để điều chỉnh ngưỡng. Một số khác còn có nút đặt ngưỡng (teach) để có ngưỡng thích hợp nhất cho từng ứng dụng cụ thể.
2. Công tắc chuyển Light-On/Dark-On
Công tắc L-On/D-On thay đổi tình trạng đầu ra cảm biến.

VÌ SAO Ổ CẮM ĐIỆN THƯỜNG CÓ 3 CHẤU?

  VÌ SAO Ổ CẮM ĐIỆN THƯỜNG CÓ 3 CHẤU?
Thông thường, khi mua các thiết bị điện từ nước ngoài mang về Việt Nam, ta thấy chuôi cắm điện của họ luôn có 3 chấu. 3 chấu này lần lượt bao gồm: Chấu dây nóngchấu dây nguội và chấu tiếp đất.
Dây nóng và dây nguội thường nằm ở 2 chấu trên của ổ cắm:

Nong va nguoi.JPG

Dây nóng: là dây mang điện, được dẫn từ trạm biến áp của công ty điện lực đến nhà bạn. Đây là dây có thể gây tử vong khi chạm phải.

Dây nguội (hay còn gọi là dây trung tín): Là dây không có điện, dùng để truyền tải dòng điện trở về đất của trạm phát.


Ta luôn nhớ rằng, dòng điện luôn đi từ dây nóng, qua tải và qua dây trung tín để trở về đất của trạm phát. Trong trường hợp có nhiều dây trung tín thì dòng điện luôn chọn đường đi ngắn nhất.

Hình bên dưới mô tả sơ lược đường đi của dòng điện từ nhà máy điện đến nhà dân (bỏ qua trạm biến áp trung gian):

Duong di dong dien.JPG


Dây tiếp đất: thường nằm dưới cùng, có kích thước to hơn các chấu khác và được nối với đất ngay trong nhà của bạn. Nó được dùng để bảo vệ bạn trong trường hợp thiết bị bị chạm vỏ.

Trung tin.JPG


Ví dụ một thiết bị điện bằng kim loại có dây nóng bị hở và chạm vào vỏ thiết bị, lúc này toàn bộ vỏ thiết bị có điện và có thể giật chết người khi chạm phải.


Bi dien giat.JPG

Như hình trên, lúc này nếu không dùng dây tiếp đất (màu xanh lá), người dùng sẽ bị giật ngay khi vừa chạm vào vỏ thiết bị.

Trong trường hợp dây tiếp đất đã được kết nối với vỏ máy, khi dây nóng vô tình chạm vào vỏ thiết bị thì cầu chì sẽ đứt ngay lập tức (vì dòng điện sẽ được nối tắt ngay xuống đất thông qua dây tiếp đất trong nhà). Người dùng sẽ an toàn khi chạm phải thiết bị trong trường hợp này.

An toan.JPG

Như vậy, vai trò của chấu thứ 3 của giắc cắm điện hoặc ổ cắm điện rất quan trọng, nó được sinh ra để bảo vệ mạng sống của chính bạn.
Ở Việt Nam, ta thường bỏ qua chấu này không dùng đến, hậu quả là đã xảy ra rất rất nhiều tai nạn điện thương tâm do các thiết bị điện dùng lâu ngày bị chạm vỏ.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA MÁY BIẾN DÒNG

NGUYÊN LÝ  HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA MÁY BIẾN DÒNG

Máy biến dòng (kí hiệu CT), là một loại “công cụ đo lường điện áp” được thiết kế nhằm mục đích tạo ra một dòng điện xoay chiều có cường độ tỷ lệ với cường độ dòng điện ban đầu.
Máy biến dòng, hay còn có tên gọi khác là máy biến điện áp, có chức năng làm giảm tải một dòng điện ở cường độ cao xuống cường độ thấp tiêu chuẩn hơn, đồng thời tạo ra chiều đối lưu an toàn nhằm kiểm soát cường độ dòng điện thực tế chạy trong đường dây dẫn, thông qua vai trò của một ampe kế tiêu chuẩn. Càng ngày máy biến dòng càng được cải tiến hơn, tuy nhiên nhìn chung thì chức năng cơ bản của chúng vẫn không lệch đi là mấy so với các thế hệ máy biến dòng truyền thống.
Hình 1 - Một loại máy biến dòng
Không giống như máy đo hiệu điện thế hay máy biến áp nguồn truyền thống, máy biến dòng hiện thời chỉ cấu tạo gồm một hoặc một số ít vòng dây so với số vòng dây trong các thiết kế cũ.
Những vòng dây truyền thống được thiết kế có thể ở dạng một đoạn dây dẫn dẹt quấn thành một vòng, hoặc một cuộn dây dẫn quấn nhiều vòng quanh lõi rỗng hoặc được nối thẳng đến chỗ cần nối mạch thông qua thiết bị có lỗ hổng trung tâm như đã minh họa trên hình. 
Và cũng do cách thiết kế này mà máy biến dòng thời trước thường được coi là một “chuỗi biến áp” có chức năng giống như một cuộn thứ cấp – thứ cũng có số vòng dây bao giờ cũng lớn hơn 1 và cũng hiếm có trường hợp mà chỉ có 1 vòng dây – cùng truyền tải cường độ dòng điện trong dây dẫn.
Cuộn thứ cấp có thể có một lượng lớn các cuộn cảm quấn quanh lõi thép lá nhằm giảm tối thiểu mức hao tốn lưỡng cực từ (từ tính trong vật liệu) của phần có tiết diện ( diện tích mặt cắt ngang), vì thế, độ cảm ứng từ được sử dụng ở mức thấp hơn tiết diện của dây dẫn,  dĩ nhiên, điều này cũng tùy thuộc vào độ lớn mà cường độ dòng điện cần được giảm xuống. Cuộn thứ cấp thường được mặc định ở mức 1 Ampere cho cường độ nhỏ hoặc ở mức 5 Ampere cho cường cường độ lớn.
Máy biến dòng (máy biến điện áp) hiện nay có 3 loại cơ bản:  “ dạng dây quấn”, “dạng vòng” và  “thanh khối”.
Máy biến dòng dạng dây quấn
Cuộn sơ cấp của máy biến dòng loại này sẽ được kết nối trực tiếp với các dây dẫn, có nhiệm vụ đo cường độ dòng điện chạy trong mạch. Cường độ dòng điện trong cuộn thứ cấp phụ thuộc vào tỷ số vòng dây quấn của máy biến dòng.

Máy biến dòng dạng vòng
“Vòng” sẽ không được cấu tạo ở cuộn sơ cấp. Thay vào đó, cường độ dòng điện chạy trong mạch sẽ được truyền và chạy thẳng qua  khe cửa hay lỗ hổng của “vòng” trong máy biến dòng. Một số máy biến dòng dạng vòng hiện nay đã được cấu tạo thêm chi tiết “chốt chẻ”, có tác dụng cho lỗ hổng hay khe cửa của máy biến dòng có thể mở ra, cài đặt và đóng lại, mà không cần phải ngắt mạch cố định.



Máy biến dòng dạng khối
Đây là một trong các loại của máy biến dòng hiện nay được ứng dụng trong các loại dây cáp, thanh cái của mạch điện chính, gần giống như cuộn sơ cấp, nhưng chỉ có một vòng dây duy nhất. Chúng hoàn toàn tách biệt với nguồn điện áp cao vận hành trong hệ mạch và luôn được kết nối với cường độ dòng điện tải trong thiết bị điện.

Máy biến dòng có thể dễ dàng giảm áp hoặc “thu phục” ngay dòng điện có cường độ cao từ hàng ngàn ampe xuống một mức độ tiêu chuẩn, thông thường, mức độ này dao động trong tỷ lệ  là từ 1 đến 5 ampe, nhằm giúp hệ mạch vẫn được vận hành bình thường. Như vậy,những thiết bị điện nhỏ, thiết bị chuyên đo lường và các vi điều khiển có thể sử dụng kèm  CT một cách bình thường, bởi vì chúng được cách ly hoàn toàn khỏi tác động của những dòng điện cao áp.  Hiện nay có hàng loạt các thiết bị ứng dụng đo lường và sử dụng máy biến dòng, ví dụ tiêu biểu như  thiết bị oát kế, máy đo hệ số công suất, đồng hồ đo chỉ số điện, rơ-le bảo vệ hoặc ví dụ như cuộn nhả trong bộ phận ngắt mạch từ. 

Cấu tạo cơ bản của máy biến dòng:


Nói chung máy biến áp hiện tại và ampe kế được sử dụng với nhau như một cặp song đôi, trong đó, thiết kế của máy biến dòng hiện nay nhằm cung cấp một dòng điện thứ cấp tiêu chuẩn, khi mà dù cường độ dòng điện này dù có đạt tới mức tối đa thì cũng không lệch khỏi phạm vi cường độ cho phép của ampe kế.  Trong hầu hết các máy biến dòng ngày nay, chúng có thiết kế để tạo ra một khoảng chênh lệch xấp xỉ giữa tỷ số vòng dây của hai cuộn sơ cấp và thứ cấp, mục đích là để nghịch đảo. Đó là lý do tại sao sự hiệu chỉnh của máy biến dòng nói chung lại là một loại hình riêng nhưng lại có đủ các đặc điểm đặc thù của một chiếc ampe kế.
Hầu hết các máy biến dòng hiện nay có tiêu chuẩn cho cuộn thứ cấp là 5 ampe, và tất nhiên là dòng điện sơ cấp sẽ được thể hiệnchênh lệch với dòng điện thứ cấp qua một con số tỷ lệ, ví dụ như 100/5.  Vậy, tỷ số chênh lệch này có ý nghĩa gì? Điều này có nghĩa rằng, cường độ dòng điện sơ cấp lớn hơn gấp 100 lần so với dòng điện thứ cấp, tức là khi 100 ampe chạy trong cuộn sơ cấp sẽ chuyển thành 5 ampe khi chạy tới cuộn thứ cấp, hoặc với tỷ lệ 500/5, thì chúng cũng sẽ cho kết quả là một dòng điện 5 ampe cho cuộn thứ cấp và 500 ampe cho cuộn sơ cấp, vv.
Bằng cách tăng số lượng vòng dây quấn của cuộn thứ cấp N2, dòng điện thứ cấp có thể được hạ áp thấp hơn nhiều so với dòng điện hiện tại trong mạch sơ cấp. Bởi vì, N2 tăng thì I2 giảm theo một tỷ lệ xác định. Nói cách khác, số vòng dây và cường độ dòng điện trong cuộn sơ cấp và thứ cấp có mối quan hệ nghịch theo một tỷ lệ được xác định trước với nhau.
Chúng tôi có thể minh họa cho bạn mối liên quan giữa về máy biến dòng dạng dây quấn có tỷ số cường độ dòng điệnvà tỷ số vòng dây sơ cấp và thứ cấp là như nhau:

Từ đó, ta có, cường độ dòng điện thứ cấp:

Như trong cuộn sơ cấp thường bao gồm một hoặc hai vòng dây quấn trong khi cuộn thứ cấp lại cần tới một hoặc hàng trăm vòng, tỷ lệ số vòng dây giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp là khá lớn. Ví dụ, giả sử rằng cường độ dòng điện của cuộn sơ cấp là 100Ampe, thì có thể tính ngay giá trị tiêu chuẩn của cường độ dòng điện trong cuộn thứ cấp sẽ là khoảng 5Ampe. Thế là, tỷ lệ giữa dòng điện sơ cấp và dòng điện thứ cấp là 100A – 5A, hoặc 20/1. Nói cách khác, điện áp dòng điện sơ cấp lớn hơn điện áp dòng điện thứ cấp 20 lần.
 Tuy nhiên, cần lưu ý, hiện nay có một loại máy biến dòng tuy có hệ số 100/5 nhưng không phải là tỷ lệ điện áp là 20/1 hay 100/5. Mà tỷ lệ 100/5 đó thể hiện hiệu suất của dòng điện đầu vào và dòng điện đầu ra, chứ không phải là tỷ lệ giữa cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp. Cũng nên lưu ý rằng, số vòng dây và điện thế trong cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có mối liên quan tỷ lệ nghịch với nhau.
Nhưng, chúng ta có thể tạo ra thay đổi lớn về tỷ số vòng dâytrong một máy biến dòng bằng cách điều chỉnh số vòng dây của cuộn sơ cấp dẫn qua khe cửa của máy biến dòng. Đây là nơi mà cứ một vòng dây cuộn sơ cấp lại tương đương  với một đường truyền và kết quả là  hơn một đường truyền được thông qua khe cửa có mức điện suất được điều chỉnh.
Vì vậy, ví dụ, một máy biến dòng hiện tại dạng vòng, 300/5 Ampe có thể hiệu chỉnh sang 150/5 Ampe hoặc thậm chí lá 100/5 Ampe bằng việc truyền thẳng dòng điện sơ cấp qua khe cửa sổ 2 hoặc 3 lần như minh họa trên hình. Điều này cho phép một dòng điện có cường độ cao hơn xuất hiện nhằm cung cấp điện suất tối đa cho các ampe kê khi được gắn trực tiếp trên mạch sơ cấp, nhưng lại dùng điện thế thấp hơn.

Mối liên hệ giữa tỷ số vòng dây  và tỷ số điện áp trong máy biến dòng:



Ví dụ:  Với một máy biến dòng dạng thanh khối, có 1 vòng dây ở cuộn sơ cấp và 160 vòng dây ở cuộn thứ cấp, chúng được kết nối với một ampe kế có độ lớn tiêu chuẩn của điện trở trong là 0.2Ω. Các ampe kế được thiết lập để hiển thị sai số chính xác trong một phạm vi cho phép khi cuộn sơ cấp đạt tới mức 800 ampe. Hãy tính cường độ dòng điện tối đa và hiệu điện thế tối đa của cuộn thứ cấp trên ampe kế.
Giải đáp:
Cường độ dòng điện của cuộn thứ cấp: Secondary Current:

Hiệu điện thếcủa cuộn thứ cấp mà Ampe kế thể hiện:
Chúng ta có thể thấy từ các kết quả trên, khi cuộn thứ cấp của máy biến dòng được kết nối với các ampe kế có điện trở rất nhỏ, thì dòng điện thứ cấp sẽ bị sụt giảm 1,0 Volt hiệu điện thế so vớidòng điện sơ cấp. Nếu ampe kế được lấy ra, cuộn thứ cấp sẽ bị hở mạch và máy biến dòng giảm áp sẽ trở thành máy biến dòng tăng áp, do sự gia tăng đột ngột rất lớn các luồng từ tính phát tán mạnh mẽ từ lõi thứ cấp. Kết quả là một dòng điện áp cao được thụ cảm bởi cuộn thứ cấp, bằng tỷ lệ: Vp(Ns/Np), xuất hiện trong cuộn thứ cấp.
Vì vậy, giả sử như máy biến dòng trên được kết nối với một dòng điện 3 pha, có hiệu điện thế ở mức 480 volt. Kết quả sẽ là:
Chà, 76,8 kV !. Đấy chính là lý do tại sao các máy biến dòng hiện nay không bao giờ được để hở mạch hiêu hay kết nối với các đường truyền không cố định,chắc chắn. Trường hợp nếu hệ mạch không có gắn ampe kế, thì một đoạn mạch ngắn phải được nối xuyên qua từ đầu đến cuối cuộn thứ cấp để tránh nguy cơ “sốc” điện, tăng áp đột ngột.
Điều này là bởi vì khi dòng điện thứ cấp bị hở mạch, lõi sắt vận hành của máy biến dòng sẽ phải chịu một áp lực vận hành rất lớn thậm chí tới mức bão hòa, chúng sẽ phát ra một nguồn điện thứ cấp bất thường với điện áp rất lớn, và như trong ví dụ đơn giản trên của chúng tôi, nguồn điện này đã được tính toán ở mức 76,8 kV! Nguồn điện áp thứ cấp này có thể tàn phá dễ dàng lớp vở cách nhiệt bọc bên ngoài dây điện gây cháy nổ hoặc gây tai nạn điện giật nếu chúng ta vô tình chạm tay vào máy biến dòng.

Máy biến dòng cầm tay

Hiện nay các loại ứng dụng máy biến dòng khá đa dạng và có chất lượng tốt. Một loại máy biến dòng di động và phổ biến hiện nay được sử dụng để đo chỉ số điện tải trong mạch, được gọi là “Ampe kìm”.
Ampe kìm được thiết kế với cấu tạo mở, kích thước vừa tay,dễ dàng lắp ghép và tiện lợi khi di chuyển. Khi dùng, chúng ta ấn chốt để mở gọng kìm trên máy và để đường dây dẫn của mạch điện cần đo vào khoảng trống bên trong gọng kìm. Ampe kìm có khả năng đo lường chính xác điện áp của dòng điện bằng việc xác định và thụ cảm từ trường xung quanh nó. Kết quả đo lường sẽ hiển thị lập tức trên màn hình số mà không cần phải tháo gọng kìm ra hay ngắt mạch điện.
Cũng như các thiết bị biến áp CT cầm tay khác, lõi chẻ của máy biến dòng cầm tayđược thiết kế sẵn nhằm một đầu có thể tháo rời để ôm lấy dây dẫn hay thanh cái mà không cần phải ngắt nguồn để đưa máy biến dòng vào như các loại máy biến dòng  dạng vòng, cuộn truyền thống. Đây là một dụng cụ đo lường rất tiện lợi, kích thước gọng kìm trung bình chỉ từ 25 – 300mm, nhưng lại có để đo dòng điện từ 100 tới 5000 ampe.
Tóm lại, các máy biến dòng (CT) hiện nay là một công cụ biến áp và có chức năng đo lường, được sử dụng để biến chuyển điện áp cao trong dòng điện sơ cấp sang dòng thứ cấp có điện áp thấp hơn thông qua nguyên lý hoạt động từ tính của các vật liệu từ tính (là cuộn lõi của hai cuộn thứ cấp và sơ cấp). Cuộn thứ cấp sẽ luôn cung cấp một dòng điện có cường độ tiêu chuẩn, đủ lớn để dò và nhận dạng một dòng điện khác bị quá tải, dòng điện yếu, dòng điện cực đại hay đặc điểm của một dòng điện ở trạng thái bình thường.
Một cuộn cảm trong cuộn sơ cấp luôn được kết nối với hệ thống mạch chính làm tăng độ thụ cảm từ tính trong máy biến dòng. Dòng điện thứ cấp thông thường đạt ở ngưỡng từ 1 – 5 ampe trong các trường hợp đo lường.  Cấu tạo này thường ứng dụng trong loại máy biến dòng có cuộn sơ cấp có một vòng dây, ví dụ như máy biến dòng dạng vòng, dạng ống tròn và máy dạng thanh khối, hoặc một số ít các máy loại dây quấn. Tóm lại, cấu tạo này thường hay được sử dụng trong các máy mà cuộn thứ cấp có rất ít vòng dây.
Máy biến dòng (còn gọi là máy biến điện áp,) có xu hướng được ứng dụng như một dụng cụ biến đổi điện áp hơn là một dụng cụ đo điện thế. Vì thế, một dòng điện thứ cấp trong cuộn thứ cấp sẽ không bao giờ được tải vào mạch hở, cũng như một máy biến thế sẽ không bao giờ được gắn vào một đoạn mạch quán gắn.
Điện áp ở mức quá cao sẽ dẫn đến việc mạch thứ cấp bị hở khi khởi động CT do bị quá tải, vì thế các thiệt bị truyền tải điện cần có mạch ngắn trong trường hợp hệ thống mạch điện không có ampe kế, hay máy biến dòng không được khởi động trước khi vận hành hệ thống mạch điện.
Dựa trên nguyên tắc hoạt động, đó là những lưu ý của chúng tôi muốn đề cập đến bạn, nếu bạn muốn sử dụng một máy biến dòng cho mạng lưới điện của mình.!